• Home
  • Book a tour
  • Visitor comments
  • Contact us

28 Vo Van Tan, Ward 6, District 3, Ho Chi Minh City   bt.ctct.svhtt@tphcm.gov.vn   (+84) 08 2203 0682 - (+84) 28 3930 6664  

  • About the Museum
    • General information
    • Professional activities
  • Essential information
    • Announcement
    • Time of operation
    • Admission
    • Rules and regulations
    • Getting here
  • News & Event
    • Other news
    • Video
  • Activities
    • Permanent display
    • Special exhibitions
    • Touring exhibitions
    • Collection
    • Public policies
    • Library
    • Documentary articles
  • Service
    • Publications
    • Souvenirs

News

Bell made of 500lb bomb canister
Online tours at The War Remnants Museum
The War Remnants Museum to celebrate the 76th founding anniversary of the Viet Nam People’s Army and 31th all people’s defence next Tuesday, December 22,2020
Online tours and exchanges amid the COVID-19
An overview on the Geneva Accords

‹ › ×

    Để tăng cường phương tiện chiến tranh, năm 1970 quân đội Mỹ ồ ạt đưa vào Việt Nam loại xe tăng M.48 và chuyển dần cho quân đội chính quyền Sài gòn cũ. Đầu tiên chúng

    Để tăng cường phương tiện chiến tranh, năm 1970 quân đội Mỹ ồ ạt đưa vào Việt Nam loại xe tăng M.48 và chuyển dần cho quân đội chính quyền Sài gòn cũ. Đầu tiên chúng trang bị cho thiết đoàn 20 Ngụy và sau đó trang bị cho nhiều thiết đoàn khác để quân Ngụy thay Mỹ gây tội ác đối với nhân dân Việt Nam.
    Xe tăng M.48 vận tốc chạy: 48km/h, động cơ M48 là động cơ xăng continental V12AV-1790, công suất 865 mã lực.
    M48 có khả năng leo dốc 310, lội nước sâu 1,40m; vượt hào rộng 2,76m; có tiềm vọng kính hồng ngoại đi đêm được.
    Tầm hoạt động: 310km
    Tháp pháo bằng thép đúc “mai rùa” tạo ra một âm lượng bên trong tốt hơn và vỏ chắn đạn tốt hơn.
    Xa đội gồm 01 chỉ huy, 01 pháo thủ, 01 lính thông tin vô tuyến và 01 lái xe.
    Khi được sử dụng ở Việt Nam, hệ thống vũ khí phụ của M48 thường được tăng cường thêm một đại liên 50 caliber trên tháp pháo, một trung liên 7,62mm ở phía trước cửa nắp nạp đạn và một khẩu MG 7,62mm khác ở chỗ khiên chắn đạn thay thế kính viễn vọng.

    Quân đội Mỹ đưa xe tăng M.41 vào miền Nam Việt Nam từ năm 1964 để trang bị cho quân đội chính quyền Sài gòn cũ dùng để bắn phá, hủy diệt, giết hại nhân dân Việt

    Quân đội Mỹ đưa xe tăng M.41 vào miền Nam Việt Nam từ năm 1964 để trang bị cho quân đội chính quyền Sài gòn cũ dùng để bắn phá, hủy diệt, giết hại nhân dân Việt Nam.
    Chiều dài xe 229 3/16 inches (5m8)
    Rộng 125 inches (3m125)
    Cao 121 inches (2m925)
    Vận tốc 64km/giờ
    Vận tốc 64km/giờ
    Tầm hoạt động 193 km
    Trang bị:
    + 01 súng máy 7,62ly (20.000 viên đạn)
    + 01 cao xạ 12,7mm (6.000 viên)
    + Tháp pháo được đặt trên đỉnh của xe tăng và có thể xoay trở được theo các hướng. Trên tháp pháo được đặt :
    01 súng đại liên 30 M1919.
    Súng đại bác 76mm nòng dài bắn xa 4500m (mỗi phát 1 phút 65 viên.
    01 đại liên M.32 ở phía trong của tháp pháo
    01 đại liên 50mm vào 01 trong 02 cây trục thay thế để bảo vệ chống phi cơ bay thấp.
    Xe tăng M.41 là một loại xe chiến đấu hoàn toàn chạy bằng dây xích, được thiết kế để cung cấp hỏa lực cơ động và sự an toàn trong chiến đấu, tấn công các loại xe vận tải nhẹ và hỗ trợ cho việc vận chuyển đường hàng không được thuận lợi.

    Thiết vận xa phun lửa M.132 A1, thuộc loại thiết vận xa hạng nhẹ, sử dụng dây xích và có một súng phun lửa tự động. Thiết vận xa M.132 A1 có thể không tải, thả dù và chạy

    Thiết vận xa phun lửa M.132 A1, thuộc loại thiết vận xa hạng nhẹ, sử dụng dây xích và có một súng phun lửa tự động. 
    Thiết vận xa M.132 A1 có thể không tải, thả dù và chạy băng đồng ruộng, qua địa thế đất gồ ghề, lội nước hay chạy nhanh trên đường nhựa. Vũ khí của thiết vận xa M.132 A1 là súng phun lửa cơ vận M10 – 8, giá lắp tiềm vọng kính M.104 A2 và đại liên M73 - 7,62ly. Các súng này được gắn trên tháp pháo. Đại liên M73 – 7,62 ly có thể quay ngang 3600 quay cao 600 hoặc hạ thấp xuống 90. Trong thiết vận xa M.132 A1 còn có 04 bình chứa nhiên liệu phun lửa. Xa đoàn gồm có 1 tài xế, 1 chuyên viên sử dụng súng phun lửa và đại liên.
    Quân đội Mỹ sử dụng loại thiết vận xa này từ năm 1972. Thiết vận xa có thể hoạt động trên các địa hình, dùng để đốt phá làng mạc ở miền Nam Việt Nam.

    Xe ủi đất D7 còn gọi là "Máy cày La Mã" được Quân đội Mỹ đưa sang

    Xe ủi đất D7 còn gọi là "Máy cày La Mã" được Quân đội Mỹ đưa sang Việt Nam từ năm 1972. Xe chạy bằng dây xích có tốc độ chậm và trang bị một lưỡi xẻng.
    Đây là chiếc xe ủi đất D7 đầu tiên đã từng tham gia hủy diệt chiến khu D, sau đó Quân đội Mỹ đưa sang hàng loạt để san bằng rừng, ruộng lúa, mồ mã,… biến những khu vực thành vùng trắng như Quảng Trị, Khu 5, chiến khu D, tam giác sắt.

    Modal Header

    This is a large modal.

    The World Supports Vietnam in Its Resistance
    The Prison Conditions in the U.S. War of Aggression in Vietnam

    Chúng tôi đã có dịp tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh và cảm thấy rùng mình vì những tội ác mà Mỹ gây ra cho nhân dân Việt Nam ta, hậu quả là để lại cho nhân dân ta căn bệnh quái ác mang tên “Chất độc da cam” và bom mìn vẫn còn lưu lại trong lòng đất. Chúng tôi vô cùng biết ơn những người lính, người anh hùng của dân tộc về sự kiên cường, bất khuất và lòng yêu nước tha thiết đã chiến đấu hết mình để giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam và nền hòa bình hiện nay chúng tôi có được.

    • Ngày 18/06/2020, Đỗ Thị Hồng Điệp,Võ Hoàng Huyền Châm, Đỗ Nguyễn Thanh Hiền, Mai Thị Kim Oanh –Sinh viên Cao đẳng Công Thương Tp.HCM (26/06/2020)

    Được học môn Lịch sử Đảng và đây chính là cơ hội cho nhóm em đến Bảo tàng tham quan cũng như nhìn nhận để thấu rõ hơn những nỗi đau, những vết cắt cả ở trong lòng cũng như ngoài thể xác. Là thế hệ thanh niên tiếp nối ngày hôm nay, tụi em chỉ biết thầm cảm ơn sâu sắc đến những “con người” đã hi sinh bản thân mình, không ngại mọi gian khó để viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc ta, để sẽ như một Việt Nam mà bạn bè trên thế giới phải khâm phục sau bao nhiêu chiến tranh bảo vệ đât nước. Mong rằng thế giới này sẽ luôn hòa bình, sẽ không còn chiến tranh, phân biệt.

    Hy vọng sẽ luôn mãi hòa bình cho tất cả các bạn và cho tôi.

    Tôi yêu Việt Nam.

    • Ngày 14/6/2020, An Thế Phong – Sinh viên ĐH Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh (26/06/2020)

    Chiến tranh đã mang lại nhiều nỗi đau và tôi đã thật sự khóc khi đến đây và xem những trưng bày của Bảo tàng. Cám ơn rất nhiều!

    • Ngày 08/06/2020, Nguyễn Thanh Huy – Đại học Văn hóa Tp. HCM (26/06/2020)

    Chiến tranh đã mang lại nhiều nỗi đau và tôi đã thật sự khóc khi đến đây và xem những trưng bày của Bảo tàng. Cám ơn rất nhiều!

    • Ngày 08/06/2020, Nguyễn Anh Quân – Đại học Văn hóa Tp. HCM (26/06/2020)

    Chúng em là sinh viên năm 2 của trường Đại học Ngoại ngữ Tin học Tp.HCM. Hôm nay thông qua việc làm bài tập nhóm, chúng em mới biết được rằng, ở thời đại bây giờ còn tồn tại nơi lưu giữ những ký ức và hiện vật lịch sử như nơi đây.

    Tụi em từng học lịch sử và cảm thấy môn học rất nhàm chán, nhưng quan điểm của em đã thay đổi phần nào nhờ vào những hình ảnh chứng cứ và hiện vật, những điều này mô tả chân thật những sự kiện và em biết ơn trước những sự hy sinh của cha ông ta. Đã chiến đấu bất khuất, oanh liệt trước sự tàn ác của các nước xâm lược.

    Cám ơn vì tất cả.

    • Ngày 05/06/2020, Bùi Thành Đạt & Ngô Thế Duy (26/06/2020)

    Một ngày mưa – ngày 20/5/2020. Tôi tròn 20 tuổi, đến với Thành phố Hồ Chí Minh, đến với một nơi đầy phát triển, sôi động nhưng cũng có những nét nhẹ nhàng, hồi tưởng. Nơi bảo tàng đã cho tôi hiểu hơn về quá khứ, về lịch sử hào hùng mà đau thương để tôi trân quý hơn cuộc sống hòa bình này, để có thể sống cố gắng hơn, làm một con người hoàn thiện hơn.

    • Ngày 20/5/2020, Nguyễn Thị Yến (26/06/2020)

    Chỉ biết gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những chiến binh, những anh hùng dũng cảm của thời chiến. Tôi rất ngưỡng mộ họ vì tấm lòng nhân ái và quả cảm. Một lần nữa cảm ơn đến những người đã khuất. Dân tộc độc lập – nước nhà bình yên!

    Và tôi mong muốn những công dân Mỹ khi đặt chân tới Việt Nam thì hãy một lần ghé thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh này để thấy thương cho đất nước Việt Nam nhỏ bé của chúng tôi.

    • Ngày 17/5/2020, Hà Vi Thảo (26/06/2020)

    Xúc động là cảm nhận đầu tiên khi tôi tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Chiến tranh thật khốc liệt. Máu, nước mắt và biết bao người đã phải hi sinh. . .

    Là một người con Quảng Trị – nơi có Thành Cổ đầy máu và xương của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh – tôi càng thêm cảm mến và biết ơn; có cái nhìn toàn diện về cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

    Hãy trân trọng và ở bên nhau khi còn có thể.

    • Ngày 16/5/2020, Nguyễn Thị Mai Hoa (26/06/2020)

    Tôi là thế hệ con em sau chiến tranh được sinh ra, cảm thấy đau xót cho những mất mát, hy sinh của những người đi trước thật lớn lao không gì có thể bù đắp được. Cho nên chúng tôi càng cảm thấy có trách nhiệm với cuộc sống này, với đất nước đã được thống nhất, bình yên như thế này là sự cống hiến của những người đã hy sinh vì Tổ quốc. Chúng tôi sẽ xây dựng đất nước ngày càng phát triển để xứng đáng với những hy sinh của những người đi trước.

    Với quốc tế, khi gặp gỡ, làm việc với họ, chúng tôi sẽ chia sẻ những mất mát đau thương của người dân Việt Nam nhưng chúng tôi vẫn nén nỗi đau, để quá khứ đi qua, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với Mỹ, với Pháp… để xây dựng nước Việt Nam đàng hoàng, nhân ái, bao dung với kẻ thù dân tộc để họ biến cảm nhận trước thành khâm phục con người Việt Nam ngày nay hơn nữa!

    • Ngày 30/4/2020, Nghiêm Xuân Toàn (26/06/2020)

    Khi tham quan, tôi nhận ra rằng chiến tranh thật ác liệt. Tôi sống và lớn lên trong hòa bình, vậy nên nhờ những tư liệu và hình ảnh đã cho tôi khái niệm rõ nét về cuộc chiến phi nghĩa này.

    Sắp tới đây là kỉ niệm 45 năm giải phóng và thống nhất đất nước 1975 - 2020. Chúc mừng 45 năm Đại thắng toàn vẹn !

    • Ngày 28/4/2020, Lý Trọng Đức & Lê Thị Huỳnh Như (26/06/2020)
    Waging Peace in Vietnam
    Trung tâm QL di tích và Bảo tàng Quảng Trị
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TPHCM
    Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
    Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TPHCM
    Bảo tàng Tôn Đức Thắng
    Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ
    Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM
    Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
    Bảo tàng Cách mạng Việt Nam
    Bảo tàng Hồ Chí Minh
    Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

    Collection

    Date 21/06/2018

    Date 21/06/2018

    Date 21/06/2018

    Warning

    • The War Remnants Museum uses only the following two domain names:
    • www.baotangchungtichchientranh.vn
      www.warremnantsmuseum.vn

    Visitors

    • Đang online: 17
    • Lượng truy cập: 326171

    Advertisement

    • Bảo tàng chứng tích chiến tranh
    • Bảo tàng chứng tích chiến tranh
    • Bảo tàng chứng tích chiến tranh
    • Bảo tàng chứng tích chiến tranh
    • Bảo tàng chứng tích chiến tranh
    • Bảo tàng chứng tích chiến tranh
    • Bảo tàng chứng tích chiến tranh
    • Bảo tàng chứng tích chiến tranh
    • Bảo tàng chứng tích chiến tranh
    • Bảo tàng chứng tích chiến tranh
    • Bảo tàng chứng tích chiến tranh
    • Bảo tàng chứng tích chiến tranh
    • asdasdasd
    • 1
    • 2
    • 3
    • 4
    • 5
    • 6
    • 7
    • 8
    • vietnhatEN
    • vnzoom

    © 2020 Bảo tàng chứng tích chiến tranh