28 Võ Văn Tần, P6, Q3, Tp HCM bt.ctct.svhtt@tphcm.gov.vn (+84) 08 2203 0682 - (+84) 28 3930 6664
Người nữ cựu tù với chiếc áo dài
Nguyễn Thị Phi Vân là nữ cựu tù chính trị, sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Từ những năm 1960, cô đã hăng hái tham gia vào phong trào thanh niên, học sinh – sinh viên khu Sài Gòn – Gia Định, phụ trách việc rải truyền đơn, treo cờ, xây dựng cơ sở cho thanh niên tham gia cách mạng.
Tuy học tập tại một ngôi trường tư (mang tên Phan Sào Nam) không bắt buộc mặc áo dài, nhưng cô vẫn rất thích khoác lên người những bộ áo dài đủ màu. Khoảng thời gian từ 1960 - 1966, cô thường mặc áo dài đi rải truyền đơn, đi học, đi dạy, tham gia các hoạt động công khai trong nội thành Sài Gòn.
Chân dung nữ cựu tù chính trị Nguyễn Thị Phi Vân trong thời gian học tập tại trường Phan Sào Nam.
Tháng 5/1966 cô bị công an theo dõi và bị bắt tại nhà, cô xin thay áo dài rồi mới đi. Cô mặc áo dài suốt trong 3 ngày đầu bị bắt. Thấy cô bị đánh đập rách cả áo dài nên Hòa thượng Thích Hiểu Minh ở chùa Ấn Quang đã cho tiền, cô Đặng Hồng Nhựt (Út Nhựt) nhờ người mua mấy khúc vải, may cho cô mấy bộ đồ để mặc.
Nơi cô bị giam giữ đầu tiên là một Bót của Biệt khu thủ đô, sau đó cô bị đưa qua nhiều khu giam, từ nhà tù Tổng Nha đến nhà tù Thủ Đức, bị ra tòa và kêu án hai năm. Song thời gian cô bị giam giữ kéo dài đến hai năm rưỡi do có 6 tháng cô không chấp hành nội quy nhà tù.
Sau khi ra tù, cô tiếp tục hoạt động cách mạng trở lại. Cuối năm 1970, cô bị bắt lần nữa và bị giam giữ ở Bót Bà Hòa, sau đó lần lượt bị chuyển đi giam giữ ở nhà tù Chí Hòa, Thủ Đức, Tân Hiệp-Biên Hòa và cuối cùng bị đày ra Côn Đảo. Trong thời gian bị giam cầm, cô đã bị tra tấn bằng dùi cui, quay điện, nhấn nước, … tổn thương tuyến yên, cơ thể sau đó dần bị biến dạng, đau nhức xương khớp, đau đầu, co giật.
Trong thời gian bị bắt giam trong tù cô đã học thêu tay và nhắn mẹ gửi những chiếc áo dài trơn vào để cô tập thêu. Thế là trong những ngày tháng gian khổ trong tù cô đã có những chiếc áo dài thêu hoa xinh xắn và giữ chúng cho đến ngày nay.
Sau khi Côn Đảo được giải phóng ngày 01/5/1975, ngày 10/5/1975, cô được tự do và về công tác tại Thành Đoàn, nằm trong Ban Thường vụ Quận Đoàn 11 và là Bí thư Đoàn phường Bình Thạnh, Quận 11. Sau đó cô công tác tại Phòng Thương nghiệp Quận, đảm nhận chức vụ Phó phòng Kinh tế Quận 11 cho đến ngày nghỉ hưu. Năm 2002, cô về hưu, tiếp tục tham gia công tác tại Câu lạc bộ Truyền thống Thành đoàn; Ban liên lạc tù Chính trị - Tù binh; CLB Nữ thương binh Quận; CLB Truyền thống kháng chiến Quận 11.
Năm 2013, khi Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh phối hợp tổ chức triển lãm “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” cô đã tặng những chiếc áo dài của mình để phục vụ trưng bày.
Nữ cựu tù Nguyễn Thị Phi Vân giao lưu với khách tham quan nhân khai mạc triển lãm "Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh" ngày 22/11/2013 tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.
Tuy sức khỏe không được tốt nhưng cô Nguyễn Thị Phi Vân vẫn nhiệt tình thường xuyên đồng hành cùng Bảo tàng trong những buổi giao lưu, kể những câu chuyện về những năm tháng tuổi trẻ đấu tranh, về cuộc sống gian khổ trong tù, truyền ngọn lửa yêu nước, lý tưởng sống cho các bạn sinh viên, đoàn viên thanh niên. . .
Hiện nay cô đang sống cùng người chị tại Quận 11, Tp.HCM. Từ năm 2017 đến nay, Chi đoàn Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã nhận phụng dưỡng, thường xuyên đến thăm hỏi, chia sẻ với cô những buồn vui trong cuộc sống. Cô vẫn luôn lạc quan, yêu đời như những ngày đầu tham gia phong trào đấu tranh của sinh viên, học sinh, cùng những tà áo tung bay trong những năm tháng xuống đường đấu tranh.
Đoàn viên thanh niên thăm hỏi và trò chuyện cùng cô Phi Vân tại nhà cô vào ngày 19/10/2020.
Người nữ cựu tù với chiếc áo dài (23/06/2022)
Những thiên thần áo trắng thời kỳ mới (28/02/2022)
Đàm phán Hiệp định Paris về lập lại hoà bình ở Việt Nam - Cuộc hội đàm đặc biệt : 52 năm nhìn lại (21/02/2022)
Tình Yêu Người Lính – Những Câu Chuyện Viết Từ Tâm Dịch (18/02/2022)
Tình yêu trong chiến tranh (13/02/2022)
Vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam : Từ chiếc áo dài đến chiếc áo bảo hộ (09/11/2021)
Phát huy vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống (27/10/2021)
Hãy nhớ lấy lời tôi (24/10/2021)
Giới thiệu bộ sưu tập vũ khí và phương tiện chiến tranh quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam (06/06/2021)
Vụ đàn áp sinh viên biểu tình chống chiến tranh tại đại học Kent (Hoa Kỳ) (04/05/2021)
Đoàn Đại biểu Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Xã Đồng Kỳ, Yên Thế, Bắc Giang tới thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Sài Gòn. Những chứng tích để lại cho em cháu, các thế hệ người con đất Việt, thật cảm động và tự hào về sự hy sinh cao cả của cha anh vì độc lập, tự do cho dân tộc. Thật tự hào!
Con là Tin 6 tuổi, con học được nhiều điều sau chuyến tham quan. Con sẽ tự hào với dân tộc Việt Nam.
Con đã quay lại lần hai. Cảm xúc vẫn như lúc ban đầu. Con cám ơn tất cả. Ông/Bà ngoại con cũng từng là những người lính đấu tranh bảo vệ dân tộc. Con đến đây và hiểu nhiều hơn về sự hy sinh của ông cha ta. Con cảm thấy biết ơn vì hiện tại được sống trong đất nước hòa bình. Con sẽ cố gắng phấn đấu để góp một phần cho đất nước phát triển hơn nữa
Con thấy Việt Nam chúng ta rất đoàn kết, không chịu thua một đất nước là Mỹ. Việt Nam con họ không hề bỏ nước, luôn luôn vươn lên chiến đấu không ngừng, con rất quý mến họ và sẽ noi gương theo họ.
Hôm nay, tôi đã tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Tôi rất xúc động khi nhìn những bức ảnh – nhìn lại quá khứ kinh hoàng của cả dân tộc. Tôi đã khóc khi nhìn những bức ảnh ấy. Biết ơn vô cùng những người lính, những người chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho nền độc lập của Tổ quốc
Ngày 19/5/2022, nhân dịp kỉ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Hồ, tập thể 20CLC11 Khoa Công nghệ thông tin chương trình chất lượng cao trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên đã đến tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Sau buổi tham quan, chúng em đã thấy được thiệt hại nặng nề mà các cuộc chiến tranh để lại, đặc biệt là kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975 đã tước đi vô vàn sinh mạng của các chiến sĩ và nhân dân yêu nước. Chính vì thế, chúng em càng thấu hiểu được sự đau khổ và tinh thần bất khuất, lòng yêu nước nồng nàn của đồng bào Việt Nam. Chúng em sẽ cố gắng bảo vệ, gìn giữ bản sắc dân tộc và cùng xây dựng, phát triển đất nước ta ngày một lớn mạnh hơn.
Very good museum! It really to help to understand what really happened. Everything is much more real than expected. I’m very happy to see that Vietnam War in another country. Một bảo tàng tuyệt vời! Nơi đây thật sự hữu ích trong việc để hiểu những gì thật sự đã xảy ra. Tất cả mọi thứ đều chân thực vượt quá sự trông đợi. Tôi rất hạnh phúc khi lại tham quan Chiến tranh Việt Nam tại một quốc gia khác.
Can’t believe the Vietnam War lasted 17 years! The amount of destruction cause unimaginable! Much love to Vietnamese people. Không thể tin Chiến tranh Việt Nam kéo dài 17 năm. Tổng số thiệt hại thật không thể tưởng tượng được. Gửi thật nhiều yêu thương cho người dân Việt Nam.
Là một giáo viên dạy Lịch sử, khi được tham quan bảo tàng, bản thân nhận thấy rằng “phải trân quý hơn bao giờ hết “hòa bình – độc lập – tự do”, càng biết ơn biết bao nhiêu sự hi sinh của biết bao thế hệ cha ông đi trước. Hòa bình – Độc lập – Tự do ! Giữ gìn từng tấc đất. !
Những hình ảnh, dẫn chứng, di tích, hiện vật đã làm sống lại một thời quá khứ đầy đau thương, mất mát nhưng vô cùng oanh liệt, hào hùng ở trong tôi. Cầu chúc cho nước nhà, dân tộc ngày một vững mạnh, phồn vinh. Thế hệ trẻ là những thế hệ làm nên đất nước của mai sau. Lịch sử vẫn sẽ sống mãi, không nên bị lãng quên.
Ngày 21/06/2018