bt.ctct.svhtt@tphcm.gov.vn (+84) 08 2203 0682 - (+84) 28 3930 6664
Susan Schnall - Người phụ nữ của phong trào chống chiến tranh Việt Nam
Nữ y tá Hải quân Susan Schnall đội mũ và mặc quân phục dẫn đầu đoàn biểu tình phản chiến tại
Vịnh San Francisco năm 1968.
Ngày 12/10/1968, tại Vịnh San Francisco, bà Susan Schnall đã đội mũ và mặc quân phục y tá Hải quân dẫn đầu một cuộc diễu hành phản chiến vì Hòa bình. Cũng trong ngày 12/10/1968 bà đã gây ra một sự kiện chấn động dư luận Mỹ lúc bấy giờ. Bà cùng một người bạn là phi công thuê một chiếc máy bay trực thăng, trên đó có chất nhiều truyền đơn phản chiến. Từ trên máy bay bà đã và rải truyền đơn xuống các căn cứ quân sự vùng Vịnh San Francisco, tàu sân bay USS Enterprise, và bệnh viện Hải quân Oak Knoll – nơi bà làm việc.
Y tá Hải quân Susan Schanall phát biểu tại cuộc diễu hành vì Hòa bình tại Vịnh San Francisco
ngày 12 tháng 10 năm 1968
Bà Susan Schnall biết rằng việc mặc quân phục là điều trái với quy định của hải quân Hoa Kỳ, quân đội Hoa Kỳ cấm quân nhân mặc quân phục khi đang bày tỏ những quan điểm về tôn giáo hay đảng phái chính trị. Lúc đó bà nghĩ, nếu tướng Westmoreland có thể mặc quân phục tới Quốc hội để xin cấp tiền cho chiến tranh ở Việt Nam, thì bà cũng có thể làm như vậy với tư cách là thành viên của quân đội để thể hiện quan điểm phản chiến của mình.
Cũng vì hành động đó, tháng 2/1969 bà bị tòa án binh kết án 6 tháng tù giam và sa thải khỏi quân đội. Sau khi thụ án bà phải chuyển đến sinh sống tại New York và rất chật vật mới kiếm được việc làm vì đã có tiền án. Tuy nhiên bà vẫn tiếp tục tham gia vào các hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam. Bà làm việc cho Quỹ Cứu trợ Y tế cho Đông Dương, tổ chức chuyên cung cấp hàng cứu trợ và thuốc men cho các nạn nhân trong cuộc chiến của Mỹ ở Đông Dương và một số bệnh viện của Việt Nam. Năm 1975, bà gia nhập Công ty Y tế và Bệnh viện Thành phố New York với tư cách là một nhà tổ chức cộng đồng và sau đó dành 31 năm phục vụ trong hệ thống bệnh viện công của thành phố New York với tư cách là quản trị viên để cải thiện chất lượng lâm sàng. Bà đã làm việc 8 năm tại Bệnh viện Bellevue ở một vị trí hành chính điều hành trước khi về hưu. Bà hiện đang là giáo sư tại Đại học New York, chuyên ngành giảng dạy chính sách và kế hoạch chăm sóc sức khỏe.
Bà Susan Schnall tham dự buổi Khai mạc triễn lãm " Làn sóng phản đối chiến tranh phi nghĩa của Mỹ ở Việt Nam"
tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh - Tháng 3/2018
Hiện nay bà Susan Schnall là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh vì Hoà Bình (VVFP) thành phố New York, đồng thời là đồng điều phối viên của Chương trình vận động cứu trợ nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam; thành viên của Tổ chức Cựu Chiến binh Việt Nam chống chiến tranh (VVAW).
Bà Susan Schnall trao tặng mũ hải quân cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh - Tháng 5/2018.
Ngày 26/05/2018, bà Susan Schnall đã trao tặng mũ hải quân cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Mũ hải quân của bà Susan Schnall là kiểu mũ phớt có vành mũ rộng từ trước ra sau. Vành mũ màu đen, thân mũ và chóp mũ màu trắng. Phía trước của mũ có đính huy hiệu hải quân Hoa Kỳ, huy hiệu được làm bằng kim loại hình chim đại bàng giang cánh màu trắng đứng trên khiên màu trắng, trên khiên có khắc 13 ngôi sao và 7 dãy sọc. Hai bên khiên là hai chuôi kiếm và hai mỏ neo đan chéo màu vàng.
Bên trong chóp mũ, giữa lớp vải lót và lớp nylon có mảnh giấy cứng màu vàng nhạt, in tên và nơi làm việc của bà Susan Schnall với nội dung:
Susan Marina Le Vine
Ensign
Nurse Corps
United States Naval Reserve
Trong nhiều thước phim tư liệu và hình ảnh về bà Susan Schnall, chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ dáng người nhỏ nhắn mặc quân phục, đầu đội mũ hải quân Hoa Kỳ tham gia biểu tình hay trong các cuộc họp báo.
Mũ Hải quân là kỷ vật luôn theo bà trong suốt hành trình đấu tranh vì chính nghĩa và hòa bình nhân loại. Tâm huyết lớn nhất của bà Susan Schnall là mong được đóng góp một phần nào đó vào tương lai tốt đẹp cho đất nước và con người Việt Nam.
Hành trình về nguồn tại Củ Chi của Chi đoàn Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (03/10/2019)
Máy bay ném bom của Quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam (18/09/2019)
Lịch sử Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (13/08/2019)
Một số loại máy bay chiến đấu của Quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam (01/07/2019)
Biệt kích SEAL - Toán lính Mỹ gây ra vụ thảm sát Thạnh Phong (01/07/2019)
Giới thiệu sách "Tunnel Rat In Viet Nam" (Chuột địa đạo ở Việt Nam) (28/06/2019)
Điện biên phủ qua ống kính của nhiếp ảnh Raymond Cauchetier. Nhân kỷ niệm 65 ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (28/06/2019)
" Quái vật bầu trời Chinook CH-47" và " Người khổng lồ xanh Sikorsky CH-54 Tarhe " của Quân đội Hoa Kỳ trong chiến tranh ở Việt Nam (11/06/2019)
Susan Schnall - Người phụ nữ của phong trào chống chiến tranh Việt Nam (24/04/2019)
30 năm hoạt động bí mật của Chuồng cọp tại Nhà tù Côn Đảo (18/04/2019)
I love Viet Nam. I have lived in Hà Nội for 6 years. The Vietnamese people are so strong and so committed to peace. American and French invaders were illegal and violent. Tôi yêu Việt Nam. Tôi đã sống ở Hà Nội được 6 năm. Nhân dân Việt Nam rất mạnh mẽ và yêu hòa bình. Các đội quân xâm lược đến từ Mỹ và Pháp đã làm những điều phạm pháp và tàn bạo.
Such a thought provoking museum. So bitterly sad and depressing to think of man’s inhumanity to man. When will we learn that war does not solve anything and only causes destruction and misery. We should live peacefully and respect other nations. Đây quả thật là một bảo tàng thú vị. Thật sự buồn và thất vọng khi nghĩ đến sự tàn bạo giữa người với người. Đến khi nào chúng ta sẽ nhận ra rằng chiến tranh không giải quyết được gì mà chỉ mang đến sự tàn phá và nỗi bất hạnh. Chúng ta hãy sống trong hòa bình và tôn trọng các quốc gia khác.
This war was a shame for all mankind. I feel ashamed that human beings were able to do such things. Cuộc chiến này là sự hổ thẹn đối với toàn thể nhân loại. Tôi cảm thấy xấu hổ vì con người đã gây ra những điều tồi tệ như vậy.
This was harrowing! This museum stands for the true resilience shown by the Vietnamese people. Many of whom were innocent bystanders of a terrible war. Praying for a prosperous Viet Nam. Very interesting. Thật đau lòng! Bảo tàng này là minh chứng cho sự kiên cường thật sự của nhân dân Việt Nam. Nhiều người trong số họ là dân thường trong cuộc chiến khốc liệt này. Cầu chúc Việt Nam luôn thịnh vượng. Rất thú vị!
Tôi cảm thấy muốn làm điều gì đó thật sự lớn lao cho những gì mà nhân dân ta đã trải qua, chịu đựng sự mất mát, đau đớn đến tột cùng thế này. Tôi, một người dân Việt Nam cũng như thay mặt toàn thể thanh niên Việt Nam hứa sẽ làm rạng danh nước ta đến các cường quốc năm châu. Xin hứa... xin hứa... xin hứa!
Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam thật là khủng khiếp và tàn bạo, không thể tưởng tượng nổi sự dũng cảm, sự chịu đựng, hy sinh của người Việt Nam để chiến thắng trong cuộc chiến này.
Chiến tranh đã đi qua, thế nhưng những hậu quả cùng với nỗi đau để lại không gì có thể bù đắp được. Khi tham quan Bảo tàng, đi qua mỗi bức ảnh, mỗi hiện vật, trái tim tôi đều rung lên, quặn thắt như thể chính mình vừa qua cuộc chiến đó. Tôi thấy biết ơn và tự hào khi được sinh ra là công dân Việt Nam. Nếu được nói một lời gửi lại quá khứ, tôi muốn nói: “Cám ơn và xin lỗi”.
Những cuộc chiến tranh ở Việt Nam diễn ra thật ác liệt, tiêu tốn nhiều sức người và của. Tuy nhiên, sau cùng, sau bao gian nan, chiến thắng vẫn thuộc về ta. Nhờ ơn Bác, ơn Đảng, ơn các anh hùng đã hy sinh vì độc lập dân tộc, vì nền hòa bình cho con cháu thế hệ sau.
Tôi sẽ xây dựng Việt Nam giàu mạnh, độc lập tự cường cùng đồng bào mình để không một dân tộc nào có thể coi thường hay đàn áp chúng tôi. Con dân Việt Nam hãy tin rằng chúng ta chỉ có thể lớn mạnh hơn mới có thể có hạnh phúc, tự do thật sự !
My country committed horrible crime against the people of Viet Nam and we will never be able to fully make it up or apologize for what we have done. I am truly sorry. Đất nước tôi đã gây ra tội ác khủng khiếp đối với nhân dân Việt Nam và chúng tôi sẽ không bao giờ có thể bù đắp hay xin lỗi trọn vẹn đối với những gì chúng tôi đã làm. Tôi thành thật xin lỗi.
Ngày 21/06/2018