bt.ctct.svhtt@tphcm.gov.vn (+84) 28 3930 5587 - (+84) 28 3930 6664
Tội ác ở nhà tù Phú Quốc
Triển lãm Tội ác ở nhà tù Phú Quốc do Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh phối hợp với Ban Liên lạc Cựu tù binh Việt Nam tổ chức. Nhà tù Phú Quốc dưới thời thực dân Pháp hay dưới thời quân đội Mỹ xâm lược và các tay sai là “địa ngục trần gian” giam giữ thường xuyên hàng ngàn chiến sĩ cách mạng yêu nước với những thủ đoạn tra tấn đày đọa cực kỳ tàn bạo.
Các trại giam từ khu 3 đến khu 12 nơi tù binh thường xuyên bị tra tấn
Tuy nhiên các chiến sĩ và người dân yêu nước bị tù đày ở đây đã anh dũng chiến đấu với kẻ thù, tỏ rõ khí tiết của người chiến sĩ cách mạng, một lòng một dạ hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc. Triển lãm nêu bật tinh thần chiến đấu và khát vọng hòa bình của những chiến sĩ yêu nước bị giam giữ tại nhà tù này.
Triển lãm được khai mạc vào ngày 18/5/2009 đến 30/6/2009.
Chuồng cọp kẽm gai được làm ngoài trời trên nền cát Tù nhân bị lột quần áo và tống giam vào đây, bị bỏ đói nhiều ngày liền
Triển lãm tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Chuyên đề “Những sự thật lịch sử” (26/05/2018)
Chuyên đề "Hồi niệm - Bộ sưu tập ảnh về chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam" (26/05/2018)
Chuyên đề: "Việt Nam – Chiến tranh và Hòa bình" (26/05/2018)
Chuyên đề: "Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam" (26/05/2018)
Chuyên đề: "Tội ác chiến tranh xâm lược" (26/05/2018)
Chuyên đề: "Hậu quả chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam" (26/05/2018)
Chuyên đề: "Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến" (26/05/2018)
Chuyên đề: "Nạn nhân của chế độ lao tù từ thời Ngô Đình Diệm đến Nguyễn Văn Thiệu" (26/05/2018)
>
Khi tôi đặt chân đến nơi đây là một cảm xúc vô tư đi tham quan, nhưng khi kết thúc chuyến tham quan này tôi thấy mình cần cố gắng hơn nữa, không sống chỉ vì bản thân mà còn vì xã hội. Tất cả đã qua nhưng tôi hiểu rằng để có được cuộc sống ngày hôm nay cả dân tộc ta đã phải hi sinh như thế nào. Nếu cho tôi một điều ước tôi hi vọng dân tộc tôi không phải chịu nhiều đau khổ đến thế. Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả đã cho tôi hiểu hơn về dân tộc mình, cảm ơn có những người bạn đã đưa tôi đến đây! Chân thành.
Sinh ra là một công dân của một dân tộc có truyền thống hào hùng như thế, tôi tự hào vì mình là người Việt Nam được thừa hưởng biết bao thành quả từ xương máu của những người cha, người anh đã nằm xuống. Chiến tranh, dù phi nghĩa hay chính nghĩa. . . Thứ tồn tại sau cùng còn xót lại, dễ dàng thấy rõ chỉ là đau thương mất mát.
Tôi là cựu chiến binh xã Hóa Thạch, Quốc Oai - Hà Nội xem lại những hình ảnh và tư liệu, tôi thấy lòng yêu nước, lòng dũng cảm của nhân dân Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam đòi lại tự do hòa bình là chính nghĩa. Mong muốn hòa bình mãi mãi.
Xúc động, đau buồn và buồn vô hạn. Việt Nam, con người và mảnh đất nơi tôi đang sống đã trải qua biết bao thương đau. Máu và nước mắt đã đỗ xuống. Xin cảm ơn. Cảm ơn những người đã nằm xuống cho chúng tôi cuộc sống hôm nay.
Thế hệ chúng tôi đã quá hạnh phúc so với những gì mà cha ông tôi đã trải qua. Quá khứ không thể thay đổi nhưng hiện tại thế hệ trẻ Việt Nam sẽ luôn cố gắng xây dựng, phát triển, bảo vệ đất nước Việt Nam để không bao giờ những đau thương trong quá khứ lặp lại. Chỉ duy nhất niềm vui, hòa bình, hạnh phúc ở lại.Tôi tự hào về Việt Nam! Tôi tự hào vì được sinh ra trên một đất nước anh hùng.Chúng ta đã khiến cả thế giới phải thán phục khi đã quật cường, chiến đấu anh dũng để có được niềm vui sum họp, hòa bình như hôm nay.Chiến tranh thật khốc liệt, đau thương. Tại sao con người lại phải giết chóc, tàn sát lẫn nhau?Chúng ta thật hạnh phúc và hãy quý trọng những gì đang có.
Tôi tự hào về Việt Nam! Tôi tự hào vì được sinh ra trên một đất nước anh hùng.
Chúng ta đã khiến cả thế giới phải thán phục khi đã quật cường, chiến đấu anh dũng để có được niềm vui sum họp, hòa bình như hôm nay.
Chiến tranh thật khốc liệt, đau thương. Tại sao con người lại phải giết chóc, tàn sát lẫn nhau?
Chúng ta thật hạnh phúc và hãy quý trọng những gì đang có.
Phải có những chuyến tham quan thực tế như thế này mới hiểu được phần nào những đau thương mất mát mà ông cha ta đã phải gánh chịu chỉ vì mục đích đem đến hòa bình, độc lập dân tộc. Các bạn trẻ - những người được xem là hy vọng của đất nước – hãy tự hỏi lòng mình rằng: “Bản thân bạn đã làm được những gì cho đất nước Việt Nam ? Có xứng đáng với những gì mà các anh hùng dân tộc đã hy sinh hay không ?”.
Đây là lần thứ hai tôi đến nơi này. Mỗi lần đến là mỗi lần không kìm được nước mắt. Đây sẽ là minh chứng cho cả thế giới thấy rằng người Việt Nam là không thể bị đánh bại.
Sinh ra trong thời bình với tôi đó là điều may mắn khôn tả. Nếu ai đó hỏi tôi ở đâu có bộ sưu tập đau thương lớn nhất, tôi sẽ trả lời – Việt Nam! Mưa có thể ngừng rơi nhưng những đau thương, mất mát của dân tộc sẽ còn mãi!
Hòa bình có được không dễ, nỗi đau chiến tranh vẫn còn. Mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với những nạn nhân chiến tranh.
Đại diện tập thể lớp 17DMAB3- Đại học công nghệ Tp.HCM (HUTECH). Chứng kiến những mất mát do chiến tranh gây ra với mảnh đất nhỏ này. Tôi đã không kìm được lòng mà khóc lên. Tại sao giữa nguời với người lại có những hành động tàn nhẫn như vậy? Tôi đã tự hỏi lòng không biết bao lần câu hỏi ấy khi bước chân vào đây. Nếu như không có Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh có lẽ nhiều người vẫn luôn sống trong ảo mộng về một “người cha Mỹ” tuyệt vời. Chỉ vì chúng ta bất khuất, chúng ta gan lì và dũng cảm, chúng ta đã vượt qua tất cả rồi. Thật may mắn vì giờ đây tôi có thể viết những dòng này để phần nào chia sẻ với quê hương ngày ấy bằng sự cảm thông của mình. Thật may mắn vì có những người bạn cùng lớp, những sinh viên 19, 20 tuổi tràn đầy tình yêu làm điều ấy cùng tôi. Cuối cùng, thật may mắn vì mọi thứ cũng đã qua rồi. Từ nay, hãy chỉ sống trong yêu thương thôi, Việt Nam nhé!
Ngày 21/06/2018