28 Võ Văn Tần, P6, Q3, Tp HCM bt.ctct.svhtt@tphcm.gov.vn (+84) 08 2203 0682 - (+84) 28 3930 6664
Câu chuyện từ chiếc máy ảnh “Pentax Honeywell H3”
Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam, rất nhiều phóng viên chiến trường của các hãng thông tấn báo chí nước ngoài đã có mặt tại Việt Nam để đưa tin về cuộc chiến. Ignacio Ezcurra - một phóng viên người Argentina đang làm việc cho tờ báo La Nación cũng đã có mặt ở Việt Nam và in dấu chân mình lên những mặt trận nóng bỏng nhất ở Huế và Sài Gòn vào năm 1968 với chiếc máy ảnh Pentax Honeywell H3.
Chiếc máy ảnh Pentax Honeywell H3 do Ignacio Ezcurra sử dụng tại chiến trường Việt Nam
Sau 50 năm, cô cháu ngoại Luisa Duggan tìm đến Việt Nam để khám phá và ghi lại những cảm xúc cũng bằng chính chiếc máy ảnh Pentax Honeywell H3 của người ông Ignacio Ezcurra. Nhân kỷ niệm 203 năm ngày Lễ Độc lập nước Cộng hoà Argentina, ngày 9.7, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh sẽ phối hợp với Đại sứ quán Argentina tại Việt Nam tổ chức triển lãm chuyên đề “Câu chuyện từ chiếc máy ảnh”.
1. Ignacio Ezcurra sinh năm 1939 ở San Isidro, Argentina. Năm 1956, ông tốt nghiệp trung học ở trường El Salvador, rồi đến năm 1960, ông nhận được học bổng của Hiệp hội Báo chí Liên Mỹ (SIP) về đào tạo báo chí tại Đại học Missouri (Columbia). Năm 1961, ông trở về nước và được Bộ Văn hóa và Viện Di Tella cử đến hơn 60 thành phố để giới thiệu về phương tiện nghe - nhìn và phim tài liệu. Ông bắt đầu làm việc tại báo La Nación từ năm 1962. Năm 1965, Ignacio kết hôn với Inés Lynch và có hai con: bà Encarnacion Ezcurra và ông Juan Ignacio. Cùng năm đó, ông được Đại sứ quán Syria mời đến thăm Trung Đông.
Năm 1967, ông đến Hoa Kỳ để tìm hiểu các cuộc xung đột chủng tộc. Ở đó, ông đã phỏng vấn Thượng nghị sĩ Robert Kennedy và Mục sư, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi Martin Luther King. Ignacio được biết đến nhiều nhất với các tác phẩm báo chí khi là phóng viên chiến trường tại Việt Nam. Ngày 8.5.1968, ông mất tích ở Sài Gòn. Những kỷ vật của ông được chuyển về cho gia đình, trong đó có chiếc máy ảnh Pentax Honeywell H3. Qua các bức ảnh ông Ignacio Ezcurra đã chụp ở Việt Nam, câu chuyện Việt Nam thời chiến đã được khắc họa với nhiều góc cạnh khác nhau.
Đến Việt Nam trong bối cảnh chiến tranh ác liệt năm Mậu Thân 1968 từ sự tò mò thôi thúc như lời ông tâm sự với mẹ mình: “Con muốn đến Việt Nam, con muốn xem điều gì đang diễn ra, bởi có gì đó không đúng với những điều họ đang nói, con muốn đến đó và mang về sự thật…”. Từ sự bỡ ngỡ buổi đầu tiên khi chuẩn bị đặt chân xuống sân bay Tân Sơn Nhất trong tiếng pháo, tiếng trực thăng, dây thép gai và súng máy... Ignacio đã mô tả chiến tranh là bom đạn, khói lửa, là tội ác, là biết bao đau thương, mất mát. Sự mất mát không chỉ dành cho các bên tham chiến, nó tác động không chừa một ai, và số phận các phóng viên chiến trường cũng vậy. Ignacio đã ra đi nửa tháng sau đó cũng trong tiếng súng tiểu liên và đạn pháo, tiếng xe cứu thương, cảnh sơ tán người dân và những cột khói đen, với một bài báo còn dang dở. . .
Thẻ nhà báo của Ignacio Ezcurra
2. Tuy chỉ đến Việt Nam trong thời gian ngắn, và không để lại những sưu tập đồ sộ về di sản báo chí trong chiến tranh Việt Nam, nhưng những hình ảnh Ignacio đã ghi lại vẫn là mảnh ghép quan trọng về cuộc chiến, mảnh ghép ấy nói lên rằng: Chiến tranh luôn khốc liệt. Khốc liệt khi ông mô tả về một trận càn của Mỹ ở thung lũng A Sầu (Huế), nơi Mỹ tập trung hỏa lực, ném bom B.52 để đánh phá, ngăn cản sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh vào năm 1968. Cuộc chiến tranh của Mỹ xâm lược Việt Nam là một cuộc chiến tranh phi nghĩa, do đó, những người lính Mỹ tham gia chiến trận chẳng những không có niềm tin mà họ còn luôn bị nỗi ám ảnh và sự sợ hãi. Đó là người lính Mỹ có tên Steve Armold, anh ta đã nói: “Tôi không muốn đi. Nơi đó đầy du kích”.
Đó là Lui Gregore với câu nói: “Sợ lắm. Tôi chả xấu hổ gì khi phải công nhận điều này”. Ignacio còn mô tả thêm: “Để tránh trở thành mục tiêu lựa chọn đầu tiên của đối phương, các sĩ quan, hạ sĩ quan đã giật quân hàm đi và những người mang theo bộ đàm thì tìm cách che giấu ăng-ten”. Những bức ảnh của Ignacio còn cho thấy, người dân Việt Nam vẫn luôn lạc quan trong bom đạn, khi khói lửa qua đi, cuộc sống vẫn tiếp diễn hằng ngày.
Những hiện vật sẽ được trưng bày tại triển lãm “Câu chuyện từ chiếc máy ảnh”
Ông Ignacio đã để lại nhiều di sản quan trọng cho các thế hệ làm báo sau này. Các bài viết và cuốn sách Hasta Việt Nam (đến Việt Nam) của ông được đưa vào chương trình học tại các trường báo chí ở Argentina và Mỹ Latinh. 50 năm sau ngày mất của Ignacio, gia đình ông đã đến Việt Nam. Họ đã đến Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (TP.HCM) và trao tặng những kỷ vật của nhà báo Ignacio cho Bảo tàng.
3. Những hình ảnh của chuyến đi này đã được cô cháu ngoại Luisa Duggan ghi lại bằng cảm xúc của một cuộc tìm về và tưởng nhớ sau 50 năm, cũng từ chiếc máy ảnh Ignacio đã để lại. Luisa kể: “… Từ khi còn nhỏ, chiếc Pentax Honeywell H3 luôn đồng hành cùng tôi trên mọi nẻo đường. Nó khá nặng, chụp chậm, khó điều khiển,... nhưng tôi biết nó đã cùng ông tôi ra chiến trường và trở lại với gia đình mà không có ông. “Nhà mình sẽ đến Sài Gòn khi tròn 50 năm Ignacio Ezcurra qua đời, con muốn đi không?”, mẹ tôi hỏi tôi hai năm trước, mà cũng có thể là hỏi chiếc Pentax. Cả tôi và chiếc Pentax đều đồng ý. Và chiếc máy ảnh là thứ đầu tiên tôi cho vào hành lý của mình. Bây giờ tôi mới nhận ra, chính chiếc Pentax đã đưa tôi đến với Việt Nam, một đất nước không giống như trong tưởng tượng của chúng tôi, nơi đây không có kẻ thù, chỉ có những con người thân thiện, vui vẻ và tình cảm”.
Triển lãm chuyên đề “Câu chuyện từ chiếc máy ảnh” được Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh phối hợp với Đại sứ quán Argentina tại Việt Nam tổ chức nhân dịp kỷ niệm ngày Lễ Độc lập nước Cộng hoà Argentina (9.7.2019). Từ di vật chiếc máy ảnh của nhà báo Ignacio và những bức ảnh do hai ông cháu chụp ở Việt Nam cách nhau 50 năm, triển lãm kể câu chuyện Việt Nam trong thời chiến qua lăng kính của ông Ignacio, và trong thời bình qua lăng kính của cô cháu ngoại của ông là Luisa Duggan. Triển lãm góp phần thể hiện tình hòa bình, hữu nghị và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Argentina.
TS TRẦN XUÂN THẢO (Giám đốc Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh)
Nguồn : www.baovanhoa.vn
Các bài viết khác :
https://www.diarioelargentino.com.ar/noticias/197537/Emociones-inesperadas-en-Ho-Chi-Minh?fbclid=IwAR2TDfo1y_pB97yddW2IbTDNab_rzUtvrURsgYFx1zJt16cosCuR9FQFidA
https://phunuvietnam.vn/giai-tri/viet-nam-qua-ong-kinh-cua-nha-bao-argentina-mat-tich-tai-sai-gon-post61724.html?fbclid=IwAR21N3MHKE1srY7FvXfeIB1UR1rxRD-fuBkStzSD3Vf0OZw8x-vFaWy1F8Q
https://www.baohomnay.com/Van-hoa/130-c-acirc-u-chuyen-Viet-Nam-qua-m-aacute-y-anh-cua-hai-ocirc-ng-ch-aacute-u-nguoi-Argentina-2138426.html
https://congluan.vn/cau-chuyen-thoi-chien-duoc-khac-hoa-qua-tung-buc-anh-post64807.html
https://truyenhinhthanhhoa.vn/van-hoa/201907/chiec-may-anh-chien-truong-cua-nha-bao-argentina-tro-lai-viet-nam-8214699/?fbclid=IwAR0TpKQEL6I3RlcS20FAzFF9w9Cgy-8JJ-OoT-kMlG4MHNVLe5CxsjKHhg4
https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-qua-ong-kinh-cua-nha-bao-argentina-mat-tich-tai-sai-gon/581364.amp?fbclid=IwAR2kYjWa5pYgt2U5eC-PUCnMGEIXEcsMf6uc8nlKwNlAJry0C-PpzPfBIKM
http://baonhanh247.com/bai-viet/130-cau-chuyen-viet-nam-qua-may-anh-cua-hai-ong-chau-nguoi-argentina-5743744?fbclid=IwAR1lu4uIZ6XAM2Q7RqyuJgYMulGhy9bhXilVIU_JR688HhASVHaZFeWrkEU
http://baolangson.vn/van-hoa/227813-viet-nam-qua-ong-kinh-cua-nha-bao-argentina-mat-tich-tai-sai-gon.html?fbclid=IwAR2qKKv9fpX_Z4Lr6HYQAUWylVR67Y9XyxJl2MqVOU9VLqdz47j1bbriPlA
https://thoidai.com.vn/130-cau-chuyen-viet-nam-qua-may-anh-cua-hai-ong-chau-nguoi-argentina-82045.html&mobile=yes&=1?fbclid=IwAR3hI4pf9q9y-buc9Y4fOlVcMCICxi98LYzkghX8IwVZxExuLguCvGqBxHg
http://vietbao.vn/amp/The-gioi-giai-tri/Cau-chuyen-xuc-dong-tu-chiec-may-anh/62926887/49/?fbclid=IwAR2v8CiZaiqa8KOowda6D17bCOtn0kpfIX4qr6c1rJrHkDmWndbZSrWi7Bo
https://nld.com.vn/van-nghe/cau-chuyen-xuc-dong-tu-chiec-may-anh-20190709211926209.htm?fbclid=IwAR3pP1F_1yo6lq_06Lkldq-PwubQgb2jJBkPRxq9yM-aEcfJv3xKrXND5vw
https://m.thanhnien.vn/tin-tuc/cau-chuyen-tu-chiec-may-anh.html?fbclid=IwAR2n1kpP42z9HNmXU2RJzv9Z-MGRUeuO8hQTjSxZZRSoez_R5S-ygUSqy5A
https://baotintuc.vn/van-hoa/khai-mac-trien-lam-chuyen-de-cau-chuyen-tu-chiec-may-anh-20190709172520576.htm
https://tuoitre.vn/chiec-may-anh-chien-truong-cua-nha-bao-argentina-tro-lai-viet-nam-20190709132752525.htm?fbclid=IwAR1Hnx2qwo1HLhgp56DZ7TPWIFCBLe4D2-Mr9vD2hzk6nRqpWmkzAe-hXMo
https://hcmcpv.org.vn/tin-tuc/trien-lam-cau-chuyen-tu-chiec-may-anh-1491855935?fbclid=IwAR0u5FnT6nnAy0M9_atjzz-hf_vr825UH0cCTgpa2zqHzqzo_tJO2qMDHFY
https://vnanet.vn/vi/anh/anh-thoi-su-trong-nuoc-1014/khai-mac-trien-lam-chuyen-de-cau-chuyen-tu-chiec-may-anh-3963204.html?fbclid=IwAR0Ktptw7lCIgi5I1f_eYImrYQU1WHmx-pkSLtB28y88sCAU50ELX1f15RY
https://voh.com.vn/tin-tp-ho-chi-minh/cau-chuyen-tu-chiec-may-anh-324600.html?fbclid=IwAR1ptyohtWPlldMHpdRalWuX_qVhcPj-FzTfe_MdXznvidqv6SdvToFoI3I
https://tuoitrenews.vn/news/lifestyle/20190710/camera-photos-of-argentine-war-journalist-return-to-vietnam-50-years-on/50615.html?fbclid=IwAR0iqR5qrThR6dF_GY7kGY8_deRqN6L4Szc9UM6G2KQ28AuHKV5IrwkNXHg
https://www.lanacion.com.ar/cultura/el-lente-ezcurra-volvio-vietnam-nid2268124?fbclid=IwAR1H2MjvO0YSIuP3szo18bpN5watW4UPkuxzALWJuAnXM6e8xgdwrF4d9gw
http://thbt.vn/chuyen-de/van-hoa-nghe-thuat/cau-chuyen-tro-ve-viet-nam-sau-50-nam-cua-chiec-may-anh?fbclid=IwAR09RNhHZxAuyestAOU4DJDwg1oJHypDCLxeZtyrKI3ALzCy6jo0MxKYz3w
http://daubao.com/nhung-buc-anh-chien-truong-vn-cach-day-50-nam-cua-nha-bao_argentina/giai-tri/2294257.html
http://hoinhabaovietnam.vn/Cau-chuyen-thoi-chien-duoc-khac-hoa-qua-tung-buc-anh_n51899.html?fbclid=IwAR1GoA0h7dNVd_KwqPQ5A7a2Xe3qj4tBBxHqpjyaNF94C5J7ePJy0aZNYCg
https://www.tienphong.vn/van-hoa/nhung-buc-anh-hiem-ve-chien-dich-mau-than-1968-cua-phong-vien-ignacio-ezcurra-1438830.tpo?fbclid=IwAR0G5tnZMUPLKfqbWxnCvx3mPeTGtgaroeyxmHYUdSa-kUt1g9oklcHO0SU
http://gialaitv.vn/tin-tuc/vh-xa-hoi/cau-chuyen-tro-ve-viet-nam-sau-50-nam-cua-chiec-may-anh/?fbclid=IwAR0OH01Z1xhLhGJvdRmpTPiFMtU5Di-ptZaqHBGBUAeN3_LSk-BXNOu-4fU
https://vov.vn/cau-chuyen-tu-chiec-may-anh/tags-Y8OidSBjaHV54buHbiB04burIGNoaeG6v2MgbcOheSDhuqNuaA==.vov?fbclid=IwAR20BzmEKLJpCuk61jfZNNAXg6qI2geFhdAzS8P5hKwZL3PlCvhPt450vVo
https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/trien-lam-cau-chuyen-tu-chiec-may-anh-mot-chung-nhan-dac-biet-cua-chien-tranh-viet-nam-n20190711062431610.htm
Trưng bày chuyên đề " Làn sóng phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam " (04/06/2020)
Trưng bày chuyên đề " Chế độ lao tù trong chiến tranh xâm lược Việt Nam " (24/04/2020)
Câu chuyện từ chiếc máy ảnh “Pentax Honeywell H3” (15/07/2019)
Câu chuyện từ chiếc máy ảnh của phóng viên chiến trường Ignacio (05/07/2019)
Triển lãm chuyên đề : "Câu chuyện từ chiếc máy ảnh" (17/06/2019)
Triễn lãm chuyên đề :" Tìm lại ký ức ". Khai mạc vào ngày 21/3/2019 tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (04/03/2019)
Triển lãm lưu động tại trường Đại học An Giang (07/09/2018)
Triển lãm chuyên đề “Hiệp định Paris về Việt Nam - cánh cửa đến hòa bình” (30/08/2018)
Tranh thiếu nhi chủ đề “Chiến tranh và hòa bình” (22/06/2018)
Nỗi đau còn đó (22/06/2018)
Đoàn Đại biểu Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Xã Đồng Kỳ, Yên Thế, Bắc Giang tới thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Sài Gòn. Những chứng tích để lại cho em cháu, các thế hệ người con đất Việt, thật cảm động và tự hào về sự hy sinh cao cả của cha anh vì độc lập, tự do cho dân tộc. Thật tự hào!
Con là Tin 6 tuổi, con học được nhiều điều sau chuyến tham quan. Con sẽ tự hào với dân tộc Việt Nam.
Con đã quay lại lần hai. Cảm xúc vẫn như lúc ban đầu. Con cám ơn tất cả. Ông/Bà ngoại con cũng từng là những người lính đấu tranh bảo vệ dân tộc. Con đến đây và hiểu nhiều hơn về sự hy sinh của ông cha ta. Con cảm thấy biết ơn vì hiện tại được sống trong đất nước hòa bình. Con sẽ cố gắng phấn đấu để góp một phần cho đất nước phát triển hơn nữa
Con thấy Việt Nam chúng ta rất đoàn kết, không chịu thua một đất nước là Mỹ. Việt Nam con họ không hề bỏ nước, luôn luôn vươn lên chiến đấu không ngừng, con rất quý mến họ và sẽ noi gương theo họ.
Hôm nay, tôi đã tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Tôi rất xúc động khi nhìn những bức ảnh – nhìn lại quá khứ kinh hoàng của cả dân tộc. Tôi đã khóc khi nhìn những bức ảnh ấy. Biết ơn vô cùng những người lính, những người chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho nền độc lập của Tổ quốc
Ngày 19/5/2022, nhân dịp kỉ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Hồ, tập thể 20CLC11 Khoa Công nghệ thông tin chương trình chất lượng cao trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên đã đến tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Sau buổi tham quan, chúng em đã thấy được thiệt hại nặng nề mà các cuộc chiến tranh để lại, đặc biệt là kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975 đã tước đi vô vàn sinh mạng của các chiến sĩ và nhân dân yêu nước. Chính vì thế, chúng em càng thấu hiểu được sự đau khổ và tinh thần bất khuất, lòng yêu nước nồng nàn của đồng bào Việt Nam. Chúng em sẽ cố gắng bảo vệ, gìn giữ bản sắc dân tộc và cùng xây dựng, phát triển đất nước ta ngày một lớn mạnh hơn.
Very good museum! It really to help to understand what really happened. Everything is much more real than expected. I’m very happy to see that Vietnam War in another country. Một bảo tàng tuyệt vời! Nơi đây thật sự hữu ích trong việc để hiểu những gì thật sự đã xảy ra. Tất cả mọi thứ đều chân thực vượt quá sự trông đợi. Tôi rất hạnh phúc khi lại tham quan Chiến tranh Việt Nam tại một quốc gia khác.
Can’t believe the Vietnam War lasted 17 years! The amount of destruction cause unimaginable! Much love to Vietnamese people. Không thể tin Chiến tranh Việt Nam kéo dài 17 năm. Tổng số thiệt hại thật không thể tưởng tượng được. Gửi thật nhiều yêu thương cho người dân Việt Nam.
Là một giáo viên dạy Lịch sử, khi được tham quan bảo tàng, bản thân nhận thấy rằng “phải trân quý hơn bao giờ hết “hòa bình – độc lập – tự do”, càng biết ơn biết bao nhiêu sự hi sinh của biết bao thế hệ cha ông đi trước. Hòa bình – Độc lập – Tự do ! Giữ gìn từng tấc đất. !
Những hình ảnh, dẫn chứng, di tích, hiện vật đã làm sống lại một thời quá khứ đầy đau thương, mất mát nhưng vô cùng oanh liệt, hào hùng ở trong tôi. Cầu chúc cho nước nhà, dân tộc ngày một vững mạnh, phồn vinh. Thế hệ trẻ là những thế hệ làm nên đất nước của mai sau. Lịch sử vẫn sẽ sống mãi, không nên bị lãng quên.
Ngày 21/06/2018