28 Võ Văn Tần, P6, Q3, Tp HCM bt.ctct.svhtt@tphcm.gov.vn (+84) 08 2203 0682 - (+84) 28 3930 6664
Khai mạc triển lãm “Da cam – lương tri và công lý” – hoạt động tưởng niệm 58 năm thảm họa Da cam ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2019)
Cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành tại Việt Nam là cuộc chiến tranh dài ngày nhất, có quy mô lớn nhất và gây hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Từ năm 1961 - 1971, Quân đội Mỹ đã sử dụng khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học, trong đó 61% là chất da cam, chứa 366 kg dioxin rải xuống gần 1/4 diện tích miền Nam Việt Nam, gây ra thảm họa da cam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Nằm trong chuỗi các hoạt động nhằm tưởng niệm 58 năm thảm họa Da cam ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2019), sáng 18/7/2019, tại thành phố Pleiku, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Bộ Tư lệnh Binh chủng hóa học, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, Sở Văn hóa Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nạn nhân chất độc hóa học da cam/dioxin tỉnh Gia Lai, Bảo tàng Binh chủng hóa học, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Bảo tàng Quân đoàn 3 tổ chức khai mạc Triển lãm "Da cam – lương tri và công lý”.
Triển lãm giới thiệu đến công chúng gần 200 hình ảnh và 100 hiện vật liên quan đến chiến tranh hóa học ở Việt Nam; công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh, khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường… góp phần cùng bạn bè quốc tế chung tay làm sạch môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung triển lãm được bố trí thành 5 phần gồm: Phần I - Thảm họa da cam, nỗi đau da cam; Phần II - Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh hóa học; Phần III - Hoạt động của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và hành trình đòi công lý; Phần IV - Những tấm gương nạn nhân chất độc da cam/dioxin vượt khó vươn lên; Phần V - Tỉnh Gia Lai khắc phục thảm họa da cam và hoạt động của Tỉnh hội Gia Lai.
Trong số 4.8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin, tỉnh Gia Lai có khoảng gần 13.000 người bị phơi nhiễm và là nạn nhân chất độc da cam/ dioxin. Trong đó có khoảng trên 6.225 người là nạn nhân trực tiếp và khoảng 6.747 nạn nhân gián tiếp, 456 nạn nhân là thế hệ thứ ba. Nhiều gia đình nạn nhân có nguy cơ không còn duy trì được nòi giống. Hàng vạn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh, sống đời thực vật. Nhiều phụ nữ không được hưởng hạnh phúc làm vợ, làm mẹ; nhiều người khác chết dần, chết mòn, từng ngày, từng giờ quằn quại, vật vã vì những căn bệnh quái ác liên quan đến chất độc da cam/dioxin.
Kể từ khi được thành lập vào năm 2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Gia Lai cùng với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm làm chỗ dựa bảo vệ quyền và lợi ích pháp lý cho nạn nhân, chăm sóc, giúp đỡ cho các nạn nhân về cả vật chất lẫn tinh thần và bảo vệ công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam. Trong đó nổi bật là hoạt động của trung tâm xông hơi – giải độc nhằm cải thiện sức khỏe và tăng cường chất lượng cuộc sống cho các nạn nhân. Từ năm 2015 - 2019, trung tâm này đã tổ chức xông hơi – giải độc được 40 đợt cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin, cán bộ tham gia kháng chiến, bộ đội, thanh niên xung phong và cán bộ công nhân lao động trong và ngoài tỉnh với 714 người tham gia. Ngoài ra còn có hoạt động hỗ trợ sửa nhà, làm nhà mới cho các nạn nhân khó khăn về nhà ở với 33 căn (khoảng 5,4 tỉ đồng), hỗ trợ cho các nạn nhân vay vốn không lấy lãi để sản xuất, chăn nuôi, và tặng bò cho các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế.
Những việc làm của Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Gia Lai trong những năm qua tuy còn khá khiêm tốn nhưng cùng với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã góp phần giúp đỡ các nạn nhân trong cuộc sống, xóa dần mặc cảm, động viên nạn nhân tự tin vươn lên hòa nhập cộng đồng. Với con số 4.8 triệu người bị phơi nhiễm trên toàn lãnh thổ Việt Nam, vẫn còn cần rất nhiều sự chung tay, góp sức từ cộng đồng xã hội và bạn bè quốc tế để giúp xoa dịu nỗi đau da cam, vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin là những người nghèo nhất trong những người nghèo, là những người đau khổ nhất trong những người đau khổ.
Triển lãm chuyên đề "Trẻ em thời chiến" tại trường tiểu học Nguyễn Trường Tộ (16/11/2020)
Bảo tàng lưu động (30/09/2020)
Triển lãm lưu động là một trong những hoạt động tuyên truyền giáo dục hòa bình thường xuyên được Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thực hiện. (21/09/2020)
Triển lãm lưu động và giao lưu văn nghệ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (23/12/2019)
Khai mạc triển lãm “Da cam – lương tri và công lý” – hoạt động tưởng niệm 58 năm thảm họa Da cam ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2019) (02/08/2019)
Mang triển lãm lưu động phục vụ công chúng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (02/08/2019)
Đem triển lãm lưu động đến với Cán bộ, công nhân viên trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh (22/11/2018)
Triển lãm lưu động “Trẻ em Việt Nam trong khói lửa chiến tranh” ở xã biển Thạnh Phong, Bến Tre (12/11/2018)
Triển lãm lưu động tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ (01/11/2018)
Triển lãm lưu động tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Thanh niên xung phong huyện Hóc Môn (11/10/2018)
Đoàn Đại biểu Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, UBND Xã Đồng Kỳ, Yên Thế, Bắc Giang tới thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh Sài Gòn. Những chứng tích để lại cho em cháu, các thế hệ người con đất Việt, thật cảm động và tự hào về sự hy sinh cao cả của cha anh vì độc lập, tự do cho dân tộc. Thật tự hào!
Con là Tin 6 tuổi, con học được nhiều điều sau chuyến tham quan. Con sẽ tự hào với dân tộc Việt Nam.
Con đã quay lại lần hai. Cảm xúc vẫn như lúc ban đầu. Con cám ơn tất cả. Ông/Bà ngoại con cũng từng là những người lính đấu tranh bảo vệ dân tộc. Con đến đây và hiểu nhiều hơn về sự hy sinh của ông cha ta. Con cảm thấy biết ơn vì hiện tại được sống trong đất nước hòa bình. Con sẽ cố gắng phấn đấu để góp một phần cho đất nước phát triển hơn nữa
Con thấy Việt Nam chúng ta rất đoàn kết, không chịu thua một đất nước là Mỹ. Việt Nam con họ không hề bỏ nước, luôn luôn vươn lên chiến đấu không ngừng, con rất quý mến họ và sẽ noi gương theo họ.
Hôm nay, tôi đã tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Tôi rất xúc động khi nhìn những bức ảnh – nhìn lại quá khứ kinh hoàng của cả dân tộc. Tôi đã khóc khi nhìn những bức ảnh ấy. Biết ơn vô cùng những người lính, những người chiến sĩ đã hy sinh thân mình cho nền độc lập của Tổ quốc
Ngày 19/5/2022, nhân dịp kỉ niệm 132 năm ngày sinh của Bác Hồ, tập thể 20CLC11 Khoa Công nghệ thông tin chương trình chất lượng cao trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên đã đến tham quan Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Sau buổi tham quan, chúng em đã thấy được thiệt hại nặng nề mà các cuộc chiến tranh để lại, đặc biệt là kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975 đã tước đi vô vàn sinh mạng của các chiến sĩ và nhân dân yêu nước. Chính vì thế, chúng em càng thấu hiểu được sự đau khổ và tinh thần bất khuất, lòng yêu nước nồng nàn của đồng bào Việt Nam. Chúng em sẽ cố gắng bảo vệ, gìn giữ bản sắc dân tộc và cùng xây dựng, phát triển đất nước ta ngày một lớn mạnh hơn.
Very good museum! It really to help to understand what really happened. Everything is much more real than expected. I’m very happy to see that Vietnam War in another country. Một bảo tàng tuyệt vời! Nơi đây thật sự hữu ích trong việc để hiểu những gì thật sự đã xảy ra. Tất cả mọi thứ đều chân thực vượt quá sự trông đợi. Tôi rất hạnh phúc khi lại tham quan Chiến tranh Việt Nam tại một quốc gia khác.
Can’t believe the Vietnam War lasted 17 years! The amount of destruction cause unimaginable! Much love to Vietnamese people. Không thể tin Chiến tranh Việt Nam kéo dài 17 năm. Tổng số thiệt hại thật không thể tưởng tượng được. Gửi thật nhiều yêu thương cho người dân Việt Nam.
Là một giáo viên dạy Lịch sử, khi được tham quan bảo tàng, bản thân nhận thấy rằng “phải trân quý hơn bao giờ hết “hòa bình – độc lập – tự do”, càng biết ơn biết bao nhiêu sự hi sinh của biết bao thế hệ cha ông đi trước. Hòa bình – Độc lập – Tự do ! Giữ gìn từng tấc đất. !
Những hình ảnh, dẫn chứng, di tích, hiện vật đã làm sống lại một thời quá khứ đầy đau thương, mất mát nhưng vô cùng oanh liệt, hào hùng ở trong tôi. Cầu chúc cho nước nhà, dân tộc ngày một vững mạnh, phồn vinh. Thế hệ trẻ là những thế hệ làm nên đất nước của mai sau. Lịch sử vẫn sẽ sống mãi, không nên bị lãng quên.
Ngày 21/06/2018